Chỉ cách Hà Nội khoảng 60km, Ba Vì gắn liền với truyền thuyết Núi Tản, Sông Đà, lại được thiên nhiên ban tặng cho khu rừng nguyên sinh Vườn Quốc Gia Ba Vì, vì thế nơi đây có thiên nhiên vô cùng trong lành, thoáng mát…
Đây là điểm du lịch cuối tuần hấp dẫn cho rất nhiều bạn trẻ ưa khám phá thiên nhiên, cũng như những gia đình muốn tìm kiếm những kỳ nghỉ cuối tuần vui vẻ.
Tháng 4 – 10: Tránh nóng oi bức mùa hè: Các bạn có thể tham quan Ba Vì bất cứ thời điểm nào trong năm, nhưng khoảng thời gian đẹp nhất là vào mùa hè – từ tháng 4 đến tháng 10. Bởi lẽ, không khí mùa hè ở thành phố rất oi bức và ngột ngạt, chỉ cần đặt chân lên Ba Vì, các bạn sẽ cảm thấy như bước vào một thế giới hoàn toàn khác với không khí trong lành, mát mẻ và đặc biệt là rất yên tĩnh. Chú ý tránh những ngày trời mưa vì đường dốc.
Tháng 10 -12: mùa hoa dã quỳ nở rộ: Mùa hoa dã quỳ Ba Vì thường bắt đầu từ khoảng cuối tháng 10, đầu tháng 11 và thời gian hoa nở rộ nhất chỉ kéo dài trong khoảng 10 đến 14 ngày. Để chụp được những bức ảnh đẹp về Hoa Dã Quỳ bạn phải đi vào khu vực đồi 700, ở đó có thảm hoa dã quỳ rất rộng, vào đúng thời điểm nợ rộ, hoa nở vàng khắp cả 1 vùng đồi.
Với khoảng cách gần 60km, từ trung tâm Hà Nội chúng ta có tới 3 cung đường di chuyển để tới vườn quốc gia Ba Vì bằng xe máy/ô tô tự lái
– Hướng 1: Xuất phát từ ngã tư Big C Thăng Long, thẳng hướng đại lộ Thăng Long đi Láng – Hoà Lạc và rẽ trái khi đi qua chợ Tam Mỹ, đường đẹp, chạy bon bon nhưng trên đường không có chỗ nào chơi, trạm dừng nghỉ.
– Hướng 2: Xuất phát từ đại học Sư Phạm Hà Nội, chạy thẳng đường 32 qua thị xã Sơn Tây rồi rẽ theo hướng đi Chùa Thông, phù hợp với bạn nào ở phía Phạm Văn Đồng, quận Tây Hồ,…
– Hướng 3: Cùng điểm xuất phát hướng 1 nhưng không chạy hết đại lộ Thăng Long mà rẽ vào Thạch Thất, đi qua thị xã Sơn Tây và đi theo hướng chùa Thông như hướng 2.
Lưu ý khi đi lên Ba Vì
Các bạn có thể di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô đều được, vì khoảng cách gần và đường khá dễ đi. Nhưng bạn không nên đi xe ga vì đường đi khá dốc, khi đi xuống có rủi ro cháy phanh và dễ gặp tai nạn.
Xe ô tô khách lớn hơn 30 chỗ thì chỉ được lên đến cote 400, từ cote 400 trở lên cấm không được lên. Bạn phải gửi xe tại bãi và đi xe máy vào sâu bên trong.
Nổi tiếng nhất là rừng Quốc Gia Ba Vì, bên trong quần thể rừng Quốc Gia Ba Vì có rất nhiều điểm du lịch sinh thái, tâm linh, các điểm cắm trại, nghỉ ngơi vui chơi.
Ngoài ra ở Ba Vì còn có các khu du lịch sinh thái với nhiều loại dịch vụ du lịch hấp dẫn du khách.
ĐIỂM DU LỊCH BÊN TRONG VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ
với khí hậu núi cao trong lành và mát mẻ, mang vẻ đẹp hoang sơ và lôi cuốn với màu xanh ngát của núi rừng, cùng những dòng suối nhỏ trong vắt chảy ngang lối đi qua thảm động thực vật phong phú. Vườn Quốc Gia là điểm thu hút mọi du khách khi đến Ba Vì, nơi đây đặc biệt phù hợp cho các hoạt động dã ngoại như đi bộ, teambuilding, cắm trại.
Đồi Thông: Theo lối mòn từ cổng đi vào dẫn lối du khách vào trong rừng thông vi vút, rừng tùng rộng lớn. Vẻ bao la của đại ngàn như đưa du khách lạc tới một miền đất kỳ diệu.
Nhà thờ Đổ: nằm ở độ cao 800 m, giữa tán rừng già cổ thụ. Bị bỏ hoang đã nhiều năm, phần mái của nhà thờ không còn nữa, trơ trọi giáo đường âm u giữa cây lá um tùm. Trên bức vách, dấu thập tự phủ một màu hoài cổ, hắt tia nắng chiều bàng bạc qua ô cửa sổ. Đây là địa điểm thu hút các bạn trẻ đến check-in và chụp những bức ảnh sống ảo rất đẹp.
Nhà kính xương rồng: được xây dựng ở vườn quốc gia Ba Vì có hơn 1200 loài xương rồng khác nhau, từ những loại nhỏ nhắn, xinh xắn đến những loại xương rồng gai góc, khổng lồ.
Nhà kính xương rồng. Nhà kính xương rồng.
Đền Thờ Bác Hồ trên Đỉnh Vua: Ngôi đền mang phong cách kiến trúc truyền thống có 8 mái đao uốn cong ở bốn phía, dựng trên những chiếc cột tròn trên chân đá tảng… Đền được xây dựng theo kết cấu bền vững, uy nghiêm. Chính điện là một không gian mở, không có cửa. Trên bệ thờ đá có bức tượng Bác Hồ đúc bằng đồng trong tư thế ngồi, phía trên là bức hoành phi ghi dòng chữ nổi tiếng: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.
Đền thờ Bác Hồ Đền thờ Bác Hồ.
Tháp báo thiên: (hay còn gọi là Báo thiên bảo tháp) được xây dựng gần đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đỉnh Vua núi Ba Vì và hoàn thành năm 2010 nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội
Tháp Báo Thiên.Tháp Báo Thiên.
Đền Thượng: Theo truyền thuyết để lại, để xây dựng đền Thượng, nhà nước phong kiến đã phải huy động nguồn nhân lực rất lớn ở hai bên bờ sông Đà, dân chúng nối tay nhau chuyển vật liệu từ sông Đà lên đỉnh núi Tản để xây đền.
0 Comment